Quốc kỳ là biểu tượng đặc trưng của mỗi nước. Nó như một phần bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, chứa bên trong là niềm tự hào dân tộc. Đằng sau mỗi lá cờ khác nhau chứa bên trong ý nghĩa riêng, câu chuyện riêng.
Nếu bạn yêu Du lịch Úc và muốn biết ý nghĩa của lá cờ nước Úc thì chắc chắn phải đọc bài giải thích chi tiết ý nghĩa hình ảnh lá cờ của nước Úc sau đây:
Cờ nước Úc lồng quốc kỳ Vương quốc Anh
Có thể thấy rõ mối quan hệ giữa Úc và Anh khi nhìn vào Quốc kỳ nước Úc. Quốc kỳ Australia có nền màu lam, có chứa quốc kỳ Vương quốc Anh (còn có tên gọi phổ biến là Union Jack) ở góc trên cùng bên trái, dấu hiệu ghi nhận lịch sử định cư của người Anh ở Úc trong suốt thời kỳ thuộc địa và sự trung thành với Đế quốc Anh rằng nước Úc dù thế nào đi nữa cùng là một phần của mẫu quốc Anh, nằm trong khối liên hiệp Anh.
Cờ Úc có ngôi sao 7 cánh
Một ngôi sao 7 cánh màu trắng lớn nhất ở ngay dưới, thường được gọi là ngôi sao Thịnh vượng chung, đại diện cho 6 tiểu bang độc lập và một khu tự trị ở phía Bắc nước này. Sáu tiểu bang của Úc là:
1-New South Wales, thủ đô là thành phố Sydney
2-Tasmania thủ đô là thành phố Hobart
3-Victoria thủ đô là thành phố Melbourne
4-Queensland thủ đô là thành phố Brisbane
5-Western Australia thủ đô là thành phố Perth
6-South Australia thủ đô là thành phố Adelaide
Các phần lãnh thổ tự trị của Úc gồm có 2 phần lãnh thổ trên phần lục địc Úc và 7 lãnh thổ không nằm trên lục địc Úc:
– Hai phần lãnh thổ trên phần lục địa Úc là: Australian Capital Territory là nơi có thành phố Canberra – thủ đô nước Úc và Northern Territory thủ đô là thành phố Darwin.
– Bảy lãnh thổ tự trị không nằm trên lục địc Úc là:
+ Nhóm đảo Ashmore và Cartier Islands
+ Australian Antarctic Territory
+ Christmas Island
+ Flying Fish Cove
+ Cocos (Keeling) Islands
+ Coral Sea Islands Territory
+ Heard Island và McDonald Islands
+ Jervis Bay Territory
Năm ngôi sao màu trắng xuất hiện trên cờ của nước Úc
Năm ngôi sao màu trắng ở nửa bên phải cờ nước Úc tiêu biểu cho chòm sao Chữ Thập ở phương chiếm 1/2 diện tích của lá cờ Nam, gồm một sao nhỏ năm cánh và bốn sao lớn bảy cánh. Chòm sao nam thập tự chỉ xuất hiện ở bán cầu nam, tượng trưng cho vị trí địa lý của Australia là ở Nam bán cầu. Nhà thiết kế lá cờ, Ivor Evans cũng có ý định vẽ 4 ngôi sao lớn đại diện cho 4 đức hạnh – công bằng, cẩn trọng, chừng mực và dũng cảm.
Các ngôi sao từ trên xuống dưới trên hình cờ nước Úc là:
-Sao Gamma Crucis – 7 cánh
-Sao Delta Crucis – 7 cánh
-Sao Beta Crucis – 7 cánh
-Sao Epsilon Crucis – 5 cánh (Nhỏ nhất)
-Sao Alpha Crucis – 7 cánh
Lá cờ nước Úc đã tung bay lần đầu ở Melbourne vào 3/9/1901, tuy nhiên vào thời điểm đó, ngôi sao Thịnh vượng chung chỉ có 6 cánh, đại diện cho các thuộc địa. Cánh thứ 7 được thêm vào từ năm 1908, tượng trưng cho Papua và bất kỳ lãnh thổ nào trong tương lai. Sau khi Papua không còn thuộc quyền kiểm soát của Australia, 7 cánh của ngôi sao khối Thịnh vượng chung tượng trưng cho 6 tiểu bang và các vùng lãnh thổ.
Vào năm 1902, vua Edward VII đã chấp thuận 1 thiết kế có thay đổi khác với cờ gốc. Vài năm sau đó, kích cỡ chính xác quốc kỳ này đã được thay đổi nhiều lần, chưa biết là do cố ý hoặc nhầm lẫn. Đến năm 1934 mới thống nhất cỡ lá cờ như hiện nay, và năm 1954 lá cờ này được sắc luật Nghị viện công nhận là “Quốc kỳ Úc“.
Quốc kỳ New Zealand có rất nhiều điểm tương đồng với quốc kỳ Úc do cũng là thuộc địa của Anh trong quá khứ. Năm 2015, quốc gia này đã trưng cầu dân ý để thay đổi quốc kỳ, nhằm thể hiện sự độc lập. Tuy nhiên, với kết quả hơn 50% người không ủng hộ, quốc kỳ vẫn được giữ nguyên.